Cây vú sữa: Cách trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật
Cây vú sữa giống bắt nguồn từ vùng châu Mỹ nhiệt đới xa xôi và thuộc loại họ hồng xiêm. Chiều cao trung bình mà mỗi cây vú sữa có thể đạt được lên tới 10 cho đến 15m tán lá xòe rộng ra xung quanh và đặc biệt là tốc độ sinh trưởng của cây khá nhanh.

Đặc điểm cây vú sữa
Vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainino. Cây thuộc họ Hồng xiêm, có nguồn gốc từ đảo Antilles và châu Mỹ. Cây vú sữa được nhận diện qua những đặc điểm sau đây.
Đặc điểm hình thái của cây
Cây vú sữa thuộc nhóm cây thường xanh, đây là thân gỗ mọc thẳng đứng, cao. Các bộ phận của cây có những đặc điểm như:
- Vỏ cây: xù xì, có màu nâu. Cành cây dẻo, lớn nhanh. Tán cây rộng, mỗi cây có chiều cao trung bình đạt từ 10-15m.
- Lá cây: có hình ovan đơn, mọc so le nhau. Mép lá nguyên có chiều dài dao động từ 5-15 cm. Mặt dưới lá nhẵn bóng, óng vàng khi nhìn từ xa.
- Hoa vú sữa: mọc thành chùm, có kích thước nhỏ, màu ánh tía. Đây là loại hoa lưỡng tính. Khi nở, hoa có mùi thơm ngào ngạt, thu hút ong bướm.
- Quả vú sữa: to tầm bằng nắm tay người lớn. Da quả có hình tròn đều, màu xanh. Khi chín, vỏ chuyển dần sang màu hồng tía, nâu ánh lục ăn rất ngọt. Từ năm thứ 7 trở đi, vú sữa cho quả quanh năm.

Đặc tính sinh trưởng của cây
Phần tán lá cây kết hợp cùng với bộ rễ nông chính vì thế mà vào những ngày mưa to gió lớn bạn nên tránh xa những cây vú sữa này ra nhé, nó rất dễ bị gãy đổ gây thiệt hại đó.
Nhưng bù lại thì cây phát triển khá nhanh chóng và có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm cây vẫn phát triển tốt. Thích hợp nhất chính là trồng vào mùa mưa. Lúc này, độ ẩm cung cấp cho rễ đầy đủ nên ta cũng hạn chế được việc phải tưới nước thường xuyên.
Ý nghĩa của cây vú sữa
Cây vú sữa gắn liền với sự tích “Cây vú sữa”. Đây là sự tích kể về tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu thương vô bến bờ của người mẹ dành cho đứa con của mình. Ngày nay, người ta trồng vú sữa trước sân nhà để nhắc nhở bản thân cũng như những thành viên khác về tình cảm thiêng liêng từ người mẹ.
Không chỉ vậy, hình ảnh cây vú sữa trước sân còn thể hiện ước mong tình cảm gia đình luôn bền chặt. Mọi thành viên luôn yêu thương, gắn bó và đùm bọc nhau như tình mẫu tử đẹp trong sự tích.
Bài viết liên quan:
- Top 10 lấy gỗ và cây công trình bóng mát có giá trị kinh tế cao nhất
2023
- Cây cau đuôi chồn. Cây công trình bóng mát sang trọng, quý phái
Công dụng của cây vú sữa
Bên cạnh ý nghĩa về tình mẫu tử thiêng liêng, cây vú sữa còn mang đến cho người trồng nhiều công dụng hữu ích. Cụ thể:
Trồng tạo bóng mát
Hiện nay, cây vú sữa được trồng khá rộng rãi. Cây không chỉ được trồng trong sân vườn mỗi gia đình mà còn có mặt ở đường phố, công viên… Sự góp mặt của cây tạo sự xanh mát hoàn hảo cho cảnh quang.
Ngoài ra, với tán lá xum xuê, cây còn tạo bóng mát giúp xoa dịu cái nắng oi ả của ngày hè. Bên cạnh đó, vú sữa còn cung cấp khí oxy, hút bụi bặm, khí độc giúp cho bầu không khí thêm trong lành, mát mẻ.
Trồng lấy quả cho giá trị kinh tế cao
Quả của vú sữa là món tráng miệng thơm ngon và bổ dưỡng. Thịt quả có vị ngọt thanh. Ăn quả chín sẽ không bị chát. Khi ăn, hãy xoa đều cho quả mềm để cảm nhận vị ngọt này.

Công dụng chữa bệnh của vú sữa
Bên cạnh những công dụng trên, lá và rễ cây còn chữa bệnh đau nhức, sưng tấy hiệu quả. Ngoài ra, lá vú sữa có thể sắc lấy nước uống để chữa đau dạ dày nhanh chóng.
Lá vú sữa còn hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường hay bệnh thấp khớp hiệu quả. Vỏ vú sữa cũng có chứa nhiều chất bổ. Vỏ cây khi sắc nước uống sẽ giúp người bị bệnh ho thuyên giảm rõ rệt.
Hướng dẫn trồng cây vú sữa giống
Trồng vú sữa như thế nào để cho hiệu quả kinh tế cao là băn khoăn của nhiều người. Sau đây là câu trả lời chi tiết:
Lựa chọn vú sữa giống
Cây vú sữa giống được chọn cần khỏe mạnh, không sâu bệnh. Bà con tuỳ theo nhu cầu có thể chọn các giống vú sữa như: Vú sữa Lò Rèn, vú sữa Tím hay vú sữa Nâu,…

Điều kiện đất trồng cây vú sữa giống
Vú sữa là loại cây không kén đất trồng. Tuy nhiên, nếu muốn cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, bạn nên lựa chọn đất phù sa ven sông. Đất này có phần thịt nhẹ và thoát nước tốt, độ PH từ 5,5 -6,5.
Nếu trồng cây trước nhà, bà con có thể mua đất sẵn và trộn đất với phân gà, phân trùn quế phân bò hoai mục, vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ, than bùn… Sau đó, bà con xử lý mầm bệnh trong đất hoặc trộn đất với vôi và phơi ải trước khi trồng 7-10 ngày.
Thời điểm trồng vú sữa
Bà con có thể trồng cây vú sữa giống quanh năm. Tuy nhiên, tốt nhất, bà con nên trồng vào đầu mùa mưa là khoảng tháng 7 – 9 ở các tỉnh miền Bắc và Trung Bộ và vào tháng 6 – 7 ở các tỉnh Nam Bộ.
Hướng dẫn trồng cây
Trước khi trồng khoảng 10 – 20 ngày, bà con cần đào hố rộng 40 – 50 cm, sâu 20- 25 cm và bón lót trước khi trồng. Chuẩn bị hỗn hợp gồm đất, 10-20g Basudin, 10H100g DAP, 200-300g phân lân và 20kg phân chuồng/phân hữu cơ hoai mục, 1 – 1,5 kg vôi được phơi ải.
Sau khi chuẩn bị hố và bón lót, bà con xé bọc bầu, đặt bầu cây thẳng đứng và giữ mặt bầu ngang với mô đất. Tiếp đó, bà con lấy đất trộn sẵn lấp đầy hố, nén chặt và cắm cọc để cố định cây. Sau đó, tưới nước giữ ẩm cây.
Khi trồng cây xong, khoảng 1-2 năm đầu, bà con nên che bóng mát để hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên cây. Ngoài ra, rễ vú sữa bám nông nên cần tủ gốc, giữ ấm rễ bằng rơm rạ, lá mục… để giữ ẩm cho rễ.
Cách chăm sóc cây vú sữa giống đúng kỹ thuật
Chăm sóc cây để đạt hiệu quả sinh trưởng tốt, bà con cần lưu ý các kỹ thuật cắt tỉa, bón phân và phòng trừ sâu hại như sau:
Bón phân cho cây
Tùy từng thời kỳ phát triển của cây mà lượng phân bón sẽ khác nhau. Khi bón, bà con không nên bón sát gốc. Thay vào đó, bà con nên bón đều xung quanh gốc và cách gốc khoảng ⅔ đường kính tán lá cây.
- Thời kỳ cây con dưới 1 năm tuổi: Mỗi tháng, cây cần một lần cần bón phân với liều lượng khoảng 20 – 30g phân DAP hòa cùng 20 lít nước.
- Cây từ 1 – 3 năm tuổi: Mỗi năm 4 lần bón phân. Mỗi lần cách nhau từ 2-3 tháng. Liều lượng là hỗn hợp 1-2 kg phân Ure, DAP và NPK(20-20-15) với tỉ lệ đều nhau.
- Cây trưởng thành từ 5 tuổi trở lên: Bón phân vào 4 lần ở các giai đoạn: trước ra hoa, khi cây đậu quả, nuôi quả và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Lượng phân bón mỗi lần sẽ thay đổi và tăng dần theo tuổi cây.
Lần 1: Bón trước khi ra hoa và ngay sau đợt thu hoạch của mùa trước bằng 5 – 10kg vôi. 10 – 15 ngày sau đó, bón tiếp 20 đến 40kg phân hữu cơ hoai mục và từ 3 đến 4kg NPK (20 – 20 – 15).
Lần 2: Bón khi cây có quả và quả lớn đến đường kính bằng 1cm. Lượng phân bón cần là 1-2 kg Ure kết hợp với 1-2kg DAP.
Lần 3: Bón khi quả có đường kính tầm 3cm. Lượng phân bón thời kỳ này là từ 2 đến 3 kg phân NPK (20- 20 – 15) và 1 đến 2 kg Kaliclorua.
Lần 4: Bón trước khi thu hoạch 2 tháng. Lượng phân bón cho thời kỳ này là 1 đến 2kg phân NPK và 1 đến 2 kg kaliclorua.
Tưới nước
Nước là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển và hậu quả của vú sữa. Lượng nước cần thiết để tưới cho vú sữa trong các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn cây con: Trong 3 năm, bà con cần tưới 3 – 5 lần/tuần với lượng nước từ 20 – 30l nước/lần. Chú ý lượng nước tưới vào mùa nắng để cây phát triển nhanh và không bị khô héo.
- Giai đoạn cây ra hoa và tạo quả: Bà con cần tưới nước thường xuyên hơn, từ 2- 3 ngày/lần.
Cắt tỉa vú sữa
Bà con cần tỉa bớt cành trong 3 năm đầu, chỉ để lại các cành phân bố đều theo các hướng để cây có tán tròn đều. Đồng thời khống chế chiều cao cây không vượt quá 4 đến 4,5m.
Lưu ý, bà con cần cắt bỏ cành vượt trong tán, cành bị sâu bệnh và cành mọc gần mặt đất. Đặc biệt, sau mỗi lần thu hoạch quả, bà con cần tỉa các cành đứng trong tán hoặc cành sâu bệnh, ốm yếu để cây ra chồi mới.
Khi vú sữa đạt 20 năm tuổi trở lên, chiều cao cây trên 6m thì cần thường xuyên thực hiện cắt tỉa để trẻ hóa cây. Kỹ thuật trẻ hóa này cần được áp dụng liên tiếp 3- 4 năm và thực hiện trên từng phần của cây mỗi năm.
Phòng trừ sâu bệnh vú sữa giống
Cây vú sữa thường gặp nhiều loại bệnh ảnh hưởng đến chất lượng quả cũng như sự phát triển của cây. Điển hình như các bệnh sau:
- Bệnh thối quả do nấm Colletotrichum:
Phòng trừ bệnh bằng cách vệ sinh vườn thoáng mát, cung cấp đủ ánh sáng cho cây. Khi cây bệnh, bà con tỉa bỏ trái, tiêu huỷ và có thể phun một số loại thuốc như Daconil, Nustar, Score, Antracol, Benamyl… để ngừa bệnh lây lan.
- Bệnh thối quả do nấm Lasiodiplodia theobromae:
Phòng trừ bệnh bằng cách xếp từng quả vào thùng chứa lót giấy. Khi cây bệnh, cần cắt tỉa cành, quả bị bệnh và tiêu hủy để hạn chế lây lan. Bà con phun các loại thuốc sau như Tilt super, Dithane, Carbenzim, Benlate….
- Bệnh bồ hóng:
Bệnh do nấm gây, lớp nấm đen ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Để phòng trừ, bà con cần cắt tỉa thường xuyên và phun thuốc trừ bệnh theo liều lượng khuyến cáo là Bassa, trebon kết hợp cùng Copper Zinc, COC-85.
- Sâu đục quả:
Sâu đục quả gây hại từ khi đường kính quả 2cm đến khi quả chín. Để phòng trừ, bà con có thể dùng các loại thuốc với liều lượng theo khuyến cáo như: Cymbush, Trebon, Karate… Nên phun sớm khi bướm xuất hiện.
- Rệp sáp:
Rệp chủ yếu gây hại ở phần non của cây. Bà con nên phòng trừ kịp thời bằng cách sử dụng thuốc Supracide hoặc các loại thuốc có tính lưu dẫn như Basudin để tránh lan ra cả cây.
- Sâu đục cành:
Biểu hiện của cây bệnh là trên cành bệnh xuất hiện các vết đục có mùn đẩy ra. Để phòng trừ bệnh, bà con có thể sử dụng các loại thuốc phun có tính lưu dẫn như Basudin….
Những lưu ý khi trồng và chăm sóc cây
Khi trồng vú sữa trước nhà, bà con không nên trồng ở chính giữa cửa ra vào, nơi có nhiều người qua lại. Cây nên được trồng ở chỗ thoáng đãng. Ngoài ra, không nên trồng sát nhà vì rễ cây có thể ảnh hưởng móng nhà.
Cây vú sữa là giống cây có thân lá, tán lá phát triển rất nhanh và rộng. Vì vậy, khi trồng bạn nên thường xuyên cắt tỉa cành, lá. Điều này giúp cây gọn gàng và hạn chế cản vận khí tốt, tích tụ âm khí hay che khuất tầm nhìn.
Hướng dẫn thu hoạch và bảo quản quả vú sữa
Vú sữa từ khi đậu quả đến khi thu hoạch là từ 180 đến 200 ngày tùy theo giống cây và mùa vụ. Bà con cần thu hoạch khi trái chín sinh lý trên. Có nghĩa là khi thấy quả đạt hình thái cũng như màu sắc đặc trưng của giống.
Khi thu hoặc vú sữa, nên thu cả cuống và loại bỏ quả bị sâu bệnh, tổn thương. Đặt quả đã thu hoạch và chọn lọc vào thùng có giấy lót để tránh va chạm, tối đa 4-5 lớp. Bà con nên bao trái để hạn chế trầy xước khi vận chuyển.
Trong thời gian bảo quản và vận chuyển, bà con không để quả tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời tránh làm tổn thương vỏ trái. Không che nắng quả bằng nilon chúng hấp thụ nhiệt làm nám vỏ trái.
Mua cây vú sữa giống tốt ở đâu?
Cây vú sữa giống được bán ở nhiều địa chỉ cây giống khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng, phát triển tốt, bạn nên chọn Cây Giống 4S.




Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các loại cây giống gồm cây lâm nghiệp, cây cảnh, cây ăn quả khác nhau. Các loại cây giống tại Cây Giống 4S đều đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh.
Đặc biệt, chúng tôi cung cấp cây giống với giá cạnh tranh nhất thị trường. Bên cạnh đó là khâu tư vấn chăm sóc cây, kỹ thuật trồng cây tận tình. Chính những điều này đã giúp Cây Giống 4s được tin tưởng trong thời gian qua.
Video hơn 70 loại cây lấy gỗ, cây giống công trình giá trị tại vườn ươm
Bài viết liên quan:
- Cây Giống 4S đồng hành cùng chương trình 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng chính phủ
- Cây giống lâm nghiệp. Hơn 30 loại cây trồng rừng, cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao và nhanh thu hoạch nhất
- Cây giống hot. Các loại cây đang làm mưa làm gió trên thị trường
- Bảng giá cây giống. Mới nhất
2023
——————–*****———————
Thông tin liên hệ Cây Giống 4S
Địa chỉ: 01-Ấp 2, đường Nguyễn Hoàng, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0919.255.145
Email: Caygiong4s@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.